Giới thiệu Bảo tàng Phú Yên

Bảo tàng Phú Yên hiện đang là nơi lưu giữ nét văn hóa cũng như nhiều cổ vật xa xưa qua từng giai đoạn lịch sử. Qua công tác sưu tầm và những cuộc khai quật khảo cổ. 

Đến ngày nay bảo tàng Phú Yên vẫn còn lưu giữ được nhiều văn hóa Vật thể và Phi Vật thể vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng đất này.

Bảo tàng Phú Yên tọa lạc trên đường Trần Phú, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tổng diện tích lên đến 3 ha, bên trong bảo tàng hiện đang trưng bày hàng chục ngàn cổ vật, hiện vật đạt chuẩn quốc gia.

Kiến trúc độc đáo của Bảo tàng tỉnh Phú Yên

Bảo tàng Phú Yên là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa thực tiễn, lịch sử, nghệ thuật…Gây ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên thông qua kiến trúc tổng thể rất hiện đại. 

bao-tang-phu-yen-360

Tòa nhà chính của Bảo tàng Phú Yên được thiết kế với mặt chính diện phỏng theo hình tượng chiếc mũ của vua Hùng với họa tiết Trống Đồng, chim Lạc xuyên suốt cấu trúc tòa nhà. Gian trưng bày ngoài trời có diện tích gần 4.000m2. Đây là một công trình đẹp về cơ sở vật chất và có vị trí thuận lợi để người dân đến tham quan.

Bên trong bảo tàng được thiết kế 3 tầng riêng biệt. Tầng thứ nhất bao gồm khu hành chính của bảo tàng và khu vực trưng bày hiện vật. Tầng thứ hai là khu vực triển lãm các cổ vật quý. Tầng thứ ba dùng để tổ chức các hoạt động chung của bảo tàng.

Tầng 1 trưng bày hiện vật cổ

Hiện nay, Bảo tàng Phú Yên đang lưu giữ 3.350 hiện vật. Tầng một của tòa nhà trưng bày 415 hiện vật là các di chỉ khảo cổ của thời kỳ sơ sử đất Phú Yên bao gồm: hiện vật văn hóa người Chăm Pa, văn hóa Đại Việt và hiện vật được hiệp hội Unesco (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Tầng 2 nơi lưu trữ hiện vật thời chiến

Tầng hai trưng bày 433 hiện vật về thời kỳ cách mạng kháng chiến cùng 227 hiện vật về cuộc sống hiện đại và dân tộc học như: thẻ bài, mõ, trống thúc giục nộp sưu thuế, dao phay, roi điện mà giặc dùng để tra tấn người dân vô tội, đèn măng xông, xe đạp, võng, áo, tư trang của bộ đội…

Bên cạnh đó không thể không kể đến các công cụ lao động sản xuất như hũ sành, bồ đựng lúa, che ép đường, cối xay lúa. Thêm nữa là đa dạng các dụng cụ gùi, ché rượu cần, bầu đựng nước, cồng ba, chiêng năm, trống đôi của Cộng đồng người dân tộc thiểu số đã cơ bản khái quát đời sống, văn hóa, tinh thần của con người và vùng đất Phú Yên.

Trong khi phần trưng bày trong nhà của Bảo tàng hiện có ba chủ đề chính là lịch sử Phú Yên xưa, cách mạng và kháng chiến, cuộc sống đương đại thì phần trưng bày ngoài trời là các hiện vật có thể khối lớn.

Tầng 3 không gian hội họp, tổ chức sự kiện

Đây cũng đồng thời là không gian tổ chức, trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của địa phương hay nhiều triển lãm nghệ thuật đặc sắc. Có thể nói đây là nơi du khách có thể tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa các dân tộc sinh sống từ rất lâu đời trên vùng đất Phú Yên