Giới thiệu về Tháp Nhạn

“Anh còn nợ em/ Chim về núi Nhạn/ Trời mờ, mưa đêm”… Nhiều người đặt dấu hỏi: Núi Nhạn trong nhạc phẩm này có phải là núi Nhạn tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, hay là núi Nhạn ở một địa phương nào khác?

Tháp Nhạn hoặc tên dân gian còn gọi là tháp Dinh hoặc Dinh Ông, một tòa tháp Chăm nằm trên núi Nhạn. Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỷ 11-12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, hiện đã được trùng tu lại.

Lịch sử của Tháp Nhạn

Gọi núi Nhạn vì trên núi có tháp Nhạn, tiếng Ê-Ðê và Jarai gọi là Yang Kơ Hmeng, là một công trình kiến trúc Champa còn khá nguyên vẹn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào khoảng thế kỉ XII.

Kiến trúc xây dựng Tháp Nhạn

Kiến trúc Tháp Nhạn được xây dựng gồm có 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp, tổng chiều cao cả 3 phần khoảng 24m. Tường xây dựng thẳng đứng, được bổ trụ ở 4 góc, tạo gờ lồi lõm ở hai mặt bên và mặt sau của tường. 

 

Những biểu tượng chạm trổ, gờ chỉ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Nó không chỉ thể hiện ước vọng, hoài bão của con người, mà còn phản ánh thế giới các vị thần.

 

Riêng phần đỉnh tháp (nóc tháp) được xây dựng với một tảng đá hình búp sen nhọn đẽo khắc tỉ mỉ, cân đối thể hiện cho biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. 

 

Tuyệt vời hơn là nếu đứng trên cao ngắm nhìn kỹ, đỉnh tháp là ranh giới tách biệt giữa phần trên và phần dưới thông qua chi tiết 4 mặt của đỉnh đều có 4 cửa sổ ứng với 4 hướng “Đông, Tây, Nam, Bắc” trong âm dương ngũ hành.

Nơi giao thoa văn hoá

Phú Yên hiện có hơn 23.000 người Chăm sinh sống cùng các dân tộc anh em. Trải qua quá trình lịch sử, người Chăm và người Kinh ở Phú Yên đã sáng tạo và lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, thể hiện trong: Kiến trúc, trang phục, nghệ thuật, lễ hội, phong tục tập quán và tri thức dân gian…

Hằng năm, mỗi khi Xuân đến, tại sân Tháp Nhạn lại rộn ràng với Lễ hội Thơ Nguyên tiêu vào rằm tháng Giêng rồi lễ hội Vía Bà từ ngày 21 – 23/3 âm lịch.