Tất cả chúng ta đều đã từng nghe qua khái niệm ảnh PANORAMA. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác về từ này. Hãy cùng BaSauMuoi.com tìm hiểu và phân tích sâu hơn trong bài viết dưới đây:
Vậy ảnh Panorama là gì?
Ảnh Panorama theo Wikipedia thì từ này có xuất xứ từ Hy Lạp pano – πᾶν – “tất cả” và horama – ὅραμα – “cảnh”, có nghĩa là “toàn cảnh”. Tức là một ảnh rộng và bao quát được toàn bộ tất cả các chi tiết của cảnh.
Panorama là cách chụp ảnh lại một không gian dưới 1 (một) góc rộng bất kì và mang tính bao quát toàn cảnh, thuật ngữ này được dùng rất nhiều trong các lĩnh vực như vẽ, nhiếp ảnh, video, phim hoặc mô hình 3D.
Xem thêm: Lịch sử hình thành ảnh panorama.
Ảnh Panorama trong nhiếp ảnh
Khái niệm này dùng để chỉ những bức ảnh thường là phong cảnh (theo phương ngang), có độ rộng từ 110 độ, đôi khi lên đến 360 độ và trở thành ảnh 360.
Hoặc có thể được thực hiện bằng cách chụp hàng loạt khung hình rồi ghép lại với nhau bằng phần mềm đặc biệt. Hoặc trên các dòng máy kỹ thuật số hiện nay đã có tích hợp chế độ chụp ảnh góc rộng toàn cảnh giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện thể loại ảnh nghệ thuật này.
Chụp ảnh panorama như thế nào?
Ảnh chụp phải có góc rộng đạt ít nhất 110 độ thì mới được gọi là ảnh Panorama. Tỉ lệ của ảnh thường là 2:1, tỉ lệ 4:1 hoặc 10:1 với góc chụp tới 360 độ. Khung hình có tỷ lệ và độ bao phủ trường ảnh là thành phần quan trọng nhất trong nhiếp ảnh góc rộng toàn cảnh.
Chụp ảnh Panorama trở nên dễ dàng đối với tất cả mọi người nhờ các phần mềm hiện đại đã được cải tiến như: AutoPano, Panorama Make, Photoshop,… hiện nay các thiết bị từ máy ảnh kỹ thuật số, dòng máy DSLR, đến cả điện thoại, máy ảnh du lịch đều hỗ trợ tính năng này.
Hướng dẫn cách chụp ảnh panorama bằng máy ảnh và điện thoại.
Chụp ảnh góc siêu rộng panorama bằng máy ảnh.
Để chụp được một bức ảnh góc rộng toàn cảnh bạn cần trang bị và tích lũy cho mình những lưu ý sau đây:
-
Chọn ống kính (lens) phù hợp với mục đích.
Bạn cần lựa chọn cho mình một ống kính máy ảnh (lens) phù hợp với máy ảnh và nhu cầu chụp ảnh của mình. Đối với chụp ảnh panorama thì việc lựa chọn một ống kính phù hợp là điều quan trọng hơn nữa.
Nhưng bạn không cần phải quá lo lắng, bởi hiện nay với thời đại công nghệ hiện đại tiên tiến. Mọi máy ảnh ngày nay đều có phụ kiện tương thích, để bạn có thể sáng tạo những bức ảnh với chất lượng cao.
Do tính chất chụp ảnh phong cảnh nhiều nên bạn cần lưu ý về chất lượng ống kính. Khả năng chống va đập, chịu thời tiết. Độ mở tối đa và chất lượng thấu kính.
Lưu ý: Một chiếc ống kính góc rộng có thể giúp bạn chụp được ảnh toàn cảnh dễ dàng. Nhưng độ chi tiết đối tượng sẽ khó đảm bảo. Trường hợp chụp toàn cảnh ở xa thì ống kính zoom tele là sự lựa chọn lý tưởng.
- Chọn dòng máy ảnh phù hợp.
Song song lưu ý chọn ống kính máy ảnh phù hợp thì để ảnh có chất lượng cao. Bạn cần lựa chọn cho mình loại máy ảnh có cảm biến và độ phân giải cao, sắc nét.
Bạn nên ưu tiên chọn cho mình máy ảnh Full Frame cho phép tận dụng các góc rộng hơn là máy ảnh Crop. Tuy nhiên, không phải máy Crop thì không chụp được ảnh panorama, chỉ là máy Full Frame sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cho bạn về phần hậu kỳ.
-
Điều chỉnh các thông số thế nào để có một bức ảnh góc rộng toàn cảnh chất lượng và đẹp.
Độ phơi sáng trong chụp ảnh toàn cảnh
Có rất nhiều yếu tố tham gia vào khung hình. Tuy nhiên, khi hiểu về các cài đặt máy cơ bản cho phép bạn làm chủ được máy ảnh. Để đạt hiệu quả về mặt hình ảnh, bạn cần học cách điều chỉnh độ phơi sáng, cân bằng trắng và các cài đặt khác để đảm bảo có một bức ảnh đẹp. Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bức ảnh chụp toàn cảnh đó là ánh sáng. Trên máy ảnh điều này có thể được đề cập qua độ phơi sáng. Trong đó, độ phơi sáng phù hợp sẽ giúp hình ảnh có các góc độ sáng, tối ấn tượng hơn.
Chụp với định dạng RAW
Ảnh RAW không giống với định dạng JPEG, nó không có khả năng nén hình ảnh và cũng không có bất kỳ điều chỉnh hình ảnh nào về màu sắc hay độ bão hòa màu. Ảnh RAW cũng cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn chỉnh sửa hơn khi làm việc với hình ảnh. Do đó, hãy luôn lưu ý chụp ảnh toàn cảnh ở định dạng RAW thay vì JPEG bởi vì nó cho phép bạn linh hoạt khi xử lý ảnh hậu kỳ.
-
Chân máy (tripot) là một trợ thủ đắt lực của bạn trong chụp ảnh góc rộng toàn cảnh.
Khi chụp ảnh toàn cảnh bạn nên sử dụng chân máy ảnh. Bởi việc chụp nhiều khung hình cùng lúc không thể nào tránh hiện tượng rung lắc và chất lượng ảnh giảm do bị ảnh hưởng chuyển động của máy ảnh . Thực tế chỉ một vài mi li mét dịch chuyển cũng có thể tạo sự khác biệt và làm ảnh bị mờ. Vì vậy, bạn nên có một chân máy tốt, vững chắc giúp đạt được hiệu quả ảnh chụp tốt nhất.
Chụp ảnh panorama bằng điện thoại di động, smartphone dễ dàng.
Điện thoại smartphone ngày nay đều đã trang bị sẵn tính năng chụp ảnh góc rộng toàn cảnh, rất tiện lợi và dễ dàng cho người dùng khi muốn có những bức ảnh panorama ấn tượng, nhanh chóng.
Trên điện thoại Iphone.
Bước 1: Mở ứng dụng Camera trên iPhone của bạn.
Bước 2: Chọn vào chế độ Toàn cảnh (Pano) để chụp ảnh.
Bước 3: Bấm nút chụp và xoay điện thoại của bạn theo chiều mũi tên hướng dẫn và mọi việc cứ để chiếc iphone xử lý cho bạn.
Trên điện thoại Android.
Tương tự như trên, các dòng điện thoại Android cũng tích hợp sẵn tính năng chụp ảnh Panorama.
Bước 1: Bạn vào ứng dụng Camera (Máy ảnh) trên điện thoại Android của bạn.
Bước 2: Nhấn chọn vào Thêm nữa để chọn chế độ Panorama để bắt đầu chụp ảnh.
Bước 3:
Vào thư viện ảnh và thưởng thức tác phẩm vừa sáng tạo của mình.
4 loại ảnh Panorama thông dụng
Ảnh Vertical Panorama (chụp phương thẳng đứng)
Được hiểu là kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh không gian theo chiều dọc. Vì theo chiều dọc ảnh chụp sẽ có chiều cao lớn hơn chiều rộng.
Ảnh chụp Vertical Panorama thu được chi tiết toàn cảnh đối tượng với một ống kính góc hẹp. Vì thế, bạn vẫn sẽ có ảnh chụp chất lượng nếu không có ống kính góc rộng.
Ảnh Horizon Panorama (chụp phương ngang)
Ảnh Partial Panorama (chụp từng phần)
Đây là kỹ thuật chụp rất phổ biến trên nhiều thiết bị như máy ảnh và smartphone. Ảnh chụp Partial Panorama sẽ có nhiều bức hình được ghép vào chung một khung.
Bình luận đã được đóng lại.